Bài 78: Cách chữa và phòng ngừa bệnh Moyamoya, Tắc huyết mạch não gây biến chứng tê liệt

TỰ HỌC CHỮA BỆNH QUA ĐIỆN THƯ

Xin gởi câu hỏi về doducngoc@gmail.com

o O o

Bài 78:

CÁCH CHỮA và PHÒNG NGỪA :
Bệnh Moyamoya,
Tắc huyết mạch não gây biến chứng tê liệt

Câu hỏi 1:

Tôi năm nay 56 tuổi ở nước Pháp, tình trạng bịnh của tôi là: đang bình thường tự dưng cảm thấy hơi u ở màng tang bên phải, tôi liền lấy tay xoa nheẹ rồi khỏang 5 phút sau tôi cảm giác yếu dần rồi quị từ từ xuống, lúc đó miệng bị giựt méo, tiếng nói hơi khác thường, tay trái, chân trái không giở lên được, sau 10 phút thì xe cứu thương đến, để tôi nằm ngay ngắn dứơi đất và khiêng tôi lên brancard để chở vào bệnh viện cấp cứu, nhưng trong lúc giở người tôi lên brancard thì cơ thể của tôi lại trở lại bình thường, tay chân giở lên được và miệng trở lại như lúc đầu, tiếng nói cũng vậy. Xong xe cứu thương vẫn chở tôi vào bệnh viện để kiểm tra, kết quả xét nghiệm :

– máu mỡ không có

– máu đường không có

– kiểm tra tim mạch không có gì

– scanner thì cũng không có bể mạch máu hoặc nghẹt mạch máu.

Rồi khoảng một tháng rưỡi sau thì đi chụp IRM não thì tìm ra bệnh có tên là MOYA MOYA. Hình chụp cho thấy mạch máu phía bên phải mờ hơn phía bên trái và Bác sĩ chẫn đoán bệnh này là làm cho mạch máu não nó teo dần đi.

Vậy tôi kính xin hỏi thầy, vói bệnh trạng của tôi thì có cách nào chữa, làm ngăn chặn được mạch máu trong não phía bên phải của tôi không bị teo dần lại .

Câu hỏi 2:

Sau khi xảy ra bệnh thì tôi đi đứng không được bình thường, Chân đi hay bị vấp, đôi lúc thấy mỏi muốn sụm, lúc đó mặt xanh và đầu thì hơi bần thần, mệt mỏi.Tension thi có lúc cao và thấp, bác sĩ có cho tôi uống thuốc làm hạ tension và thuốc aspirine cho máu huyết.

Tôi đã kể hết bịnh trạng rỏ ràng để thầy dể chẩn đoán và kính xin thầy hướng dẩn cách trị liệu.

tructuong

Trả lời:

Chứng bệnh này tây y mới khám ra gọi là hội chứng Moyamoya syndrome, tiếng Nhật gọi là phun khói xì gà, vì chụp X-quang thấy mạch máu não bị mờ.

Thực ra, bệnh này theo đông y đều do nguyên nhân thiếu máu não, mọi người cũng có thể tự kiểm chứng được bằng máy đo áp huyết ở nhà, và so sánh theo bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo như sau :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên

A-Cách chẩn đoán tìm ra bệnh thiếu máu :

a-Trường hợp thứ nhất :

Nếu một người ở lứa tuổi lão niên hay trung niên mà lúc nào cũng có áp huyết đo ở hai tay có số đo ở tuổi thiếu nhi, thì chắc chắn máu não thiếu, sẽ có nhiều bệnh nan y, bệnh nhẹ thì thường bị chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, đau nhức cổ gáy, nặng hơn thì sẽ bị ung thư nội tạng, nặng nhất là ung thư máu. Thời gian diễn tiến của bệnh, nếu số đo áp huyết ở tuổi thiếu nhi, mà mình đang ở lứa tuổi thiếu nhi thì không có bệnh, nhưng sang tuổi thiếu niến, mà áp huyết vẫn ở tuổi thiếu nhi, khi đi học hay chóng mặt mệt mỏi, sức khỏe kém, nếu sang tuổi thanh niên mà vẫn có số đo áp huyết ở tuổi thiếu nhi, sức khỏe mệt mỏi hơn, chóng mặt xây xẩm nhiều hơn, biến chứng bệnh nhiều hơn, ví như khi cây còn bé tí, mỗi ngày tưới 1 ly nước là đủ, cây vẫn phát triển, khi cây lớn hơn, vẫn tưới 1 ly nước thì cây từ từ thiếu sự sống, ống nhựa teo lại, phát triển chậm, nhưng tây y chưa tìm ra bệnh. Khi con người ở vào tuổi trung niên giống như cây lớn nhưng nước tưới cây vẫn là 1 ly, thì cây sẽ hết nhựa sống, lộ ra dấu hiệu bệnh, lá bị sâu khô héo rụng, cành khô gẫy, không ra hoa trái, rễ khô nước, không hút được chất bổ nuôi cây, thân cây sẽ mọc bướu, con người ở tuổi trung niên mà thiếu khí huyết, áp huyết thấp bằng với tuổi thiếu nhi, cũng sẽ lộ ra nhiều dấu hiệu bệnh, các ống máu co rút nhỏ lại làm tắc nghẽn lưu thông của khí huyết, làm chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, làm vìệc không có sức, kém ăn, mất ngủ, đau nhức, bệnh moyamoya nằm trong trường hợp này.

b-Trường hợp thứ hai :

Bệnh nhẹ hơn là migrain thiên đầu thống do áp huyết thấp chỉ ở một bên tay, có số đo ở tuổi thiếu nhi, còn tay bên kia có số đo ở tuổi thanh niên. Nếu không chữa cho áp huyết hai lên bằng nhau, khi đến tuổi trung niên, bên có áp huyết thấp vẫn ở tuổi thiếu nhi, và bên kia cao hơn ở tuổi thiếu niên, ống mạch máu não không đủ máu nuôi não, chụp X-quang thấy khối mờ, hình thành khối u mà mình không biết, đến khi tự nhiên té ngã, vào bệnh viện mới phát hiện ung thư sọ não. Bệnh moyamoya cũng nằm trong trường hợp này.

c-Trường hợp thứ ba :

Khi lớn ở tuổi thanh niên, có ăn uống tẩm bổ, có tập thể dục thể thao, áp huyết có tăng lên, nhưng vẫn thấp so với lứa tuổi thanh niên, nhưng những ống máu đã bị teo lại. Nên đến tuổi trung niên, vẫn có áp huyết bên thấp bên cao, mặc dù nếu có bệnh áp huyết cao hơn với lứa tuổi ở một bên tay trái ở tuổi lão niên, tay phải có số đo ở tuổi thiếu nhi, sẽ có dấu hiệu đau nửa bên đầu bên phải, tai phải ù, tay chân phải yếu, theo đông y, những ống máu dẫn lên não bị tắc ở ba huyệt Ế Phong, Phong Phủ và Phong trì bên phải. Nếu không giải 3 huyệt này để cho khí huyết thông lên nuôi não làm cho áp huyết chia đều hai bên đầu, thì dù có uống thuốc gì cũng chỉ là chữa ngọn. Khi ăn uống tẩm bổ, khí huyết dư thừa làm áp huyết tăng cao hơn tuổi lão niên trên 140/90mmHg mạch 70-80, khi tây y đo áp huyết bên tay trái, sẽ kết luận bệnh nhân có bệnh cao áp huyết, nhưng ống dẫn máu lên não bên phải bị hẹp khí huyết không lên được, tây y mới gọi bệnh moyamoya là bệnh di truyền, vì không cải thiện được ống mạch. Thật ra không phải do di truyền.

d-Cách tìm bệnh thiếu máu bằng máy đo áp huyết :

Có hai số đo áp huyết để biết cơ thể có bệnh thiếu máu, mà tây y không phát hiện ra :

Ở tuổi trung niên có áp huyết bằng tuổi trung niên, nhưng có mạch tim đập nhanh 100, thay vì cơ thể sẽ bị nhiệt, nóng sốt, trong người có virus hay vi trùng xâm nhập, nhưng tìm không ra nhiễm trùng, ngược lại mạch đập nhanh, mà chân tay lạnh, đây là áp huyết giả, nhịp tim phải đập nhanh hơn 25 nhịp, hơn tiêu chuẩn 75, mới đủ đẩy máu đi và về tim, như vậy áp huyết thật sẽ là 130 trừ đi 25, trở thành áp huyết ở tuổi thiếu nhi 105.

Ở tuổi trung niên có áp huyết ở tuổi thiếu niên, mạch tim đập rất chậm khoảng 60-65 là bệnh thiếu máu bẩm sinh, cũng dẫn đến bệnh ung thư nội tạng, bệnh nặng nhất là ung thư máu thuộc bệnh mãn tính, tủy bất sản không sản sinh ra tế bào máu. Còn thông thường, ở tuổi trung niên có áp huyết thiếu nhi, nhưng mạch ở tuổi trung niên, bỗng nhiên chân tay lạnh, nhịp tim đập nhanh hơn 100-120, lúc đó trở thành ung thư máu cấp tính.

e-Thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn :

Trường hợp này là cao áp huyết, một bên tay có số đo khoảng 140-150/80-95mmHg mạch 70-80, tay kia có số đo 120-130/80mmHg mạch 70-75, nhưng bị rối loạn áp huyết khi cao khi thấp, hai bên tay không đều, do máu vón cục trong ống máu dẫn lên đầu, nên có triệu chứng khi bị chóng mặt, khi bị nhức đầu, đi lảo đảo một bên. Tây y không đo áp huyết bên tay phải nên không thể biết để chẩn đoán ra hai loại bệnh khác nhau :

Bệnh rối loạn tiền đình vừa do rối loạn áp huyết vừa bị ù tai, chóng mặt xây xâm, đi lảo đảo một bên, tây y gọi là bệnh virus trong tai, giải pháp là phải mổ tai, chỉ là chữa ngọn, bệnh rối loạn áp huyết vẫn còn.

Bệnh rối loạn áp huyết, bên tay có áp huyết cao thì đầu ngón tay và bàn tay nóng ấm, nhưng bên tay áp huyết thấp, đầu ngón tay tê lạnh, đau cổ gáy vai. Tây y chẩn đoán và chụp xương cổ gáy lưng, tìm ra đủ thứ bệnh mang tên khác nhau như thoái hóa xương cổ, bệnh Mal Formation Chiari và cho rằng nếu không mổ sẽ bị tê liệt… đó là chữa ngọn, bệnh rối loạn và cao áp huyết vẫn còn, chữa gốc là phải làm cho hạ áp huyết cho hai bên tay xuống bằng nhau, thì ngón tay hết tê lạnh, hai bàn tay ấm nóng như nhau.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Cần uống thuốc sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) *, pha 2 muổng canh sirop với 1 ly nước nóng, uống trước mỗi bữa ăn 5 phút. Uống đều đặn và đo áp huyết để theo dõi mỗi ngày, đến khi áp huyết lên đến 130/80mmHg mạch 70-80 thì ngưng.

Kiêng ăn những chất chua, hàn lạnh, sẽ làm hạ áp huyết, như cam, chanh, bưởi, yaout, dưa chua, dưa leo, khổ qua. tây y cho hạ áp huyết bên tay trái sẽ làm tụt thêm áp huyết bên tay phải, khiến bệnh nặng thêm, aspirine cũng là chất chua và cũng là chất làm hạ áp huyết. Nên ăn những chất ấm, nóng, cay, như gừng, bổ bao tử, phế, và tiêu để bổ ấm thận.

Khí :

Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết. Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần làm khí huyết lên nuôi bộ não. Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để làm mạnh thận, gan, bao tử, giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ. Bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm tăng cường hồng cầu, oxy, để duy trì công thức máu Oxyde sắt tam Fe2O3, nếu không đủ oxy, máu đỏ sẽ biến thành máu đen oxyde sắt nhị Fe2O2, nếu cơ thể thiếu oxy nữa thì công thức máu bị phá vỡ chỉ còn lại chất sắt Fe2, da xanh đen, máu khô đặc, các dây thần kinh teo chết dần.

Dùng 2 ngón tay cái bấm vào huyệt Ế Phong, hõm sau tai đẩy lên cảm thấy đau, giữ nguyên 30-60 giây, cảm thấy đầu nóng, mặt đỏ hồng, trán nóng, tai nghe rõ, mắt sáng, mũi thông. Trước khi bấm huyệt đo áp huyết, sau khi bấm huyệt, đo lại áp huyết sẽ thấy áp huyết lên.


Có thể chữa bằng cách bấm huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư *, chỉnh thần kinh và kích thích máu lên đầu thông các ống mạch máu trên đầu.

Thần :

a-Khi đo áp huyết thấp, trán lạnh, tập thở Đan Điền Thần, nữ đặt bàn tay phải trên mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, tay trái đặt chồng lên trên, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi bình thường, không chú ý đến hơi thở, chỉ cần nằm nghe bụng đang phồng lên-xẹp xuống theo hơi thở ra vào, cho đến khi khí huyết trong bụng chuyển động từ bụng trên xuống bụng dưới, bụng mềm, ấm nóng, bàn tay ấm nóng rịn mồ hôi, là tập đúng, lúc đó sẽ rơi vào giấc ngủ sâu, để cơ thể tự điều chỉnh cho hết bệnh tật. Bài này làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, oxy và hồng cầu, an thần, ngủ ngon.

b-Khi đo áp huyết cao, trán nóng, tập thở Đan Điền Tinh, nữ đặt bàn tay trái dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, bàn tay phải đặt chồng lên trên, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi bình thường, không chú ý đến hơi thở, chỉ cần nằm nghe bụng đang phồng lên-xẹp xuống theo hơi thở ra vào, cho đến khi khí huyết trong bụng chuyển động từ bụng trên xuống bụng dưới, bụng mềm, ấm nóng, bàn tay ấm nóng rịn mồ hôi, là tập đúng, lúc đó sẽ rơi vào giấc ngủ sâu, để cơ thể tự điều chỉnh cho hết bệnh tật. Bài này làm hạ áp huyết, trán mát, an thần, ngủ ngon.

c- Áp huyết hai tay cao nhưng không đều, tập thở Mệnh Môn. Nữ, bàn tay phải đặt ở Đan Điền Thần, bàn tay trái đặt ở Đan Điền Tinh, nhưng ý trụ ở huyệt Mệnh Môn, sau lưng giữa cột sống, đối xứng với rốn, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, chi cần theo dõi khí huyết chạy qua huyệt Mệnh Môn như thế nào, cảm thấy nơi đó ấm nóng, có luồng khí chạy lên cột sống hay chạy xuống dưới chân, chỉ cần biết khí ở Mệnh Môn chạy lên hay xuống, chứ không theo dõi nó chạy đi đến đâu, mục đích chỉ cần chú ý một điểm Mệnh Môn cho nóng ấm, để giúp thận thủy chuyến hóa thành thận khí, tức là đã đưa sức nóng của tâm hỏa vào thận, gọi là điều chỉnh thủy-hỏa, áp huyết sẽ đều và ổn định ở mức 120-130, trở lại tuổi trung niên, giúp cơ thể chậm lão hóa, chữa được bệnh mất trí nhớ, hay đi tiểu đêm, trục trặc đường tiểu, yếu thận.

Đối với phương pháp tự chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo, là một phần của ngành Y Học Bổ Sung, theo khí công, máy đo áp huyết chính là bác sĩ trong gia đình, cần phải đo để theo dõi bệnh tình mỗi ngày sau khi ăn uống và tập luyện khí công, khi áp huyết ổn định, ăn ngủ ngon, cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, da thịt hồng hào, trẻ lại, là cơ thể đã hết bệnh, cho nên ông bà chúng ta thường nói : Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.

Còn đối với tây y, bệnh này do nghẽn tắc động mạch cảnh nội bộ, mà đi từ cổ đến vòng Willis bên trong hộp sọ ngay dưới não. Tại vòng của Willis, các động mạch cảnh nội bộ chảy vào động mạch não giữa, đang tiếp tục vào trong não, và các động mạch não phía trước, là một phần của vòng của Willis. Moyamoya bệnh thường kéo dài đến giữa và phía trước động mạch não.

Sự tắc nghẽn của các động mạch ở bệnh Moyamoya không giống như tắc nghẽn trong xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, lớp bên trong (lumen) của các động mạch bị một phản ứng miễn dịch, điền vào với các tế bào viêm, và tích tụ các tế bào béo và mảnh vụn. Trong Moyamoya, lớp bên trong của động mạch cảnh lấn vào phía trong động mạch co lại, và động mạch cũng đầy với các cục máu đông, gây đột quỵ.

Thuốc như antiplatelet (ví dụ như aspirin) thường được đưa ra để ngăn ngừa tạm thời chống máu đông. Nhưng phẫu thuật thường được khuyến khích hơn.

Kể từ khi Moyamoya có xu hướng chỉ ảnh hưởng đến động mạch cảnh nội bộ và các phần gần đó của phía trước liền kề và động mạch não giữa, theo tây y cần phải phẫu thuật các động mạch, là một trong hai khâu lưu thông trực tiếp vào não, hoặc đặt trên bề mặt của não bộ để tái lập lưu thông mới.

Tuy đã phẫu thuật, theo thống kê, vẫn có nguy cơ 4% đột quỵ sớm (30 ngày) sau khi phẫu thuật, và có một xác suất 96% còn lại bị đột quỵ trong vòng 5 năm tiếp theo. Như vậy chữa theo tây y cũng chỉ tạm thời chữa ở ngọn, chưa tìm ra gốc bệnh để những năm sau không bị ảnh hưởng làm tái phát bệnh.

Thân

doducngoc

2010/4/5

* Xin bấm 2 links dưới đây để đọc:

Cách bấm huyệt theo Hà Đồ Lạc ThưBài công dụng của thuốc Đương Quy Tửu

1 thought on “Bài 78: Cách chữa và phòng ngừa bệnh Moyamoya, Tắc huyết mạch não gây biến chứng tê liệt

  1. xin ông cho hỏi 2 tay huyết áp cao không đều nếu là nam thì cách đặt tay để tập thở mệnh môn ra sao

Comments are closed.