Bài 7: Công dụng khám bệnh của máy đo áp huyết

TỰ HỌC CHỮA BỆNH QUA ĐIỆN THƯ
Xin gởi câu hỏi về doducngoc@gmail.com

o O o

Bài 7:

Hỏi về: Công dụng khám bệnh của máy đo áp huyết,
của
Bài Nạp Khí Trung Tiêu
và Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng

Câu hỏi:

Kính Thày Ngọc và các bạn đồng Thành Viên thân mến,

Tôi xin cảm tạ Thày về thơ trả lởi của Thày về vấn đề bệnh Liệt Kháng.

Thưa thày, như vậy để giúp chữa bênh thì thật là khó nhất là vấn đề dùng nội lưc để giúp họ vì đòi hỏi nhiều điều kiện cần và đủ ở người giúp phải học hỏi luyện tập, nhưng nếu chỉ hướng dẫn họ tập khí công (động công), hướng dẫn về ăn uống hay hơ cứu 17 huyệt thì tôi nghĩ là có thể giúp họ được đôi điều . . .

Ở thơ này, thưa Thày, thật là qúi giá là bài viết của Thày Công Bố kết qủa 30 năm nghiên cứu về áp huyết. Tôi đã vào website như Thày hướng dẫn và in ra rồi. Những kiến thức về huyết áp thật, huyết áp giả hoàn toàn mới đối với Tây y. Từ xưa đến nay, tây y vẫn cho 90-95% bệnh cao huyết áp là maladie essentielle tức là bệnh không rõ nguyên nhân, số còn lại là do những nguyên nhân khác, nhưng thực tế, thường một khi đã đo mà huyết áp máu cao thì …. tất cả đều được coi như là hypertension arterielle essentielle cả định bệnh lẫn điều trị!

Cái qúi giá thứ 2 nữa là từ lý luận và kinh nghiệm của Thày, Thày đã dùng cái máy đo huyết áp trở thành 1 dụng cụ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và dễ dàng thay cho việc “chẩn mạch”… Việc “chẩn mạch” để có thể áp dụng được, đòi hỏi nhiều công phu luyện tập trong nhiều thời gian để có được kinh nghiệm mà kết qủa lại không được rõ ràng như những con số trên máy đo huyết áp. Sáng kiến của Thày thật tuyệt vời hữu dụng và là qùa tặng để đời cho những ai thực hành Y Học Đông Phương! Xin cám ơn Thày, xin cám ơn Thày!

Tuy nhiên, xin Thày nói rõ hơn về việc chẩn bệnh bằng cái máy này đối với càc tạng phủ khác ngoài quả tim cùng mạch máu ra. Vì qua việc áp dụng việc đo áp huyết, thì kết qủa đã giúp phân biệt được khí thực khí hư, huyết thực, huyết hư và thế nào là nhiệt, thế nào là hàn nhưng chưa thấy Thày nói đến âm dương, biểu lý nhờ những con số kết qủa trên mấy này mà phát hiện ra bệnh ở các tạng phủ khác ngoài tim.

Xin Thày cho phép tôi hỏi 1 câu nữa về phần tập tĩnh công trong bài Thày nói về bệnh Liệt Kháng: vói 14 bài tập cho 14 giai đoạn thì một người tự học từ xa qua các tài liệu được Thày phổ biến trên internet, thì có thể tập tốt đến bài tập nào, và nếu tập không đúng có bị “vần đề” gì không?

Và thưa Thày, trong video Thày hướng dẫn về nạp khi trung tiêu và kéo gối, những 10 giây cuối cùng của 1 phút, nhất là ở lần thứ 3, tôi thường phải cố gắng chiụ đựng hết sức “đến như đứt hơi”, thì có được không? Và trong băng video này, thì khi kéo gối vào thì Thày nói người đang tập hít vào (trong bài viết trị bệnh tiểu đường, thày cũng dạy như vậy) .

Nhưng trong băng video Thày dạy bài tập “kéo gối thở ra làm mểm bụng” thì khi kéo gối vào lại thở ra. Và trong bài viết Những kết qủa kỳ diệu của phương pháp tập thở khí công để chữa những bệnh nan y, trong phần nói về Ung Thư ruột già, Thày cũng lặp lại là “tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng. Như vậy, khi kéo gối vào, cùng là nạp khi trung tiêu có sự sai khác về động tác thở.

Xin Thày giúp giải thích sao lại có sự sai khác đó. Và khi nào thì kéo gối hít vào khi nào thì kéo gối thở ra? Có sự sai khác về kết qủa động tác kéo gối khi thực hiện sau khi nạp khí trung tiêu và chỉ làm động tác kéo gối không thôi (không có nạp khí trung tiêu).

Mốt ngày nũa thôi là qua năm 2010 rồi, học trò từ xa của Thày, xin kính Chúc Thày Cô và gia đình một năm mới An Khang.

Kính,

Thiened

Trả Lời :

Tôi sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi của anh như sau :

1-Máy đo áp huyết không những biết khí huyết, hư thực, hàn nhiệt của tim mạch mà còn biết được bệnh của các tạng phủ khác trên các huyệt của kinh mạch, tôi sẽ công bố kết quả này ở một bài chuyên môn khác.

2-14 giai đoạn tập lần lượt theo thứ tự, không học nhẩy, ở mỗi giai đoạn tập thuần thục sẽ có những cảm giác và những tiến bộ khác biệt về thể chất, như ăn ngủ dễ dàng, ăn ít ăn nhiều, ngủ ít ngủ nhiều cũng không hại đến sức khoẻ và không bao giờ bị bệnh hay ít ra không bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, đau nhức, ho…và làm việc không bao giờ mệt mỏi, da dẻ hồng hào, tinh thần vui vẻ sảng khoái, vững vàng… còn về tâm linh có sự tiến bộ rõ rệt tùy theo sự ấn chứng của mỗi người khác biệt, có người tiến chậm, có người tiến nhanh, mình có cảm giác có những vị thầy tâm linh theo dõi đánh giá công việc và khả năng của mình để hướng dẫn và tiếp thêm năng lượng cho mình để làm một sứ mạng nào đó, nên muốn có được sự tiến bộ tâm linh cần phải có mục tiêu, hay trong đạo Phật gọi là lập một đại nguyện, nếu làm việc không có mục tiêu thì đó chỉ là một nghề nghiệp, thí dụ đại nguyện của tôi xin dấn thân thực hành hạnh nguyện của hai ngài bồ tát Quán Thế Âm để cứu khổ và ngài bồ tát Dược Sư để cứu bệnh cho chúng sinh cho đến hơi thở cuối cùng, chứ không phải cho đến hết tuổi về hưu như một nghề nghiệp, cho nên những thầy tâm linh tôi thường gặp là những thầy tổ về y học đã làm lóe lên ánh sáng hay những tư tưởng mới lạ trong đầu tôi để tôi tiến tới trong thực hành những hạnh nguyện của mình.

3-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu bắt buộc phải ngậm miệng, thời gian không đòi hỏi ngay 60 giây mỗi lần, nếu chỉ chịu đựng được tối đa 50 giây cũng được để khỏi bị tình trạng đứt hơi, mục đích của ngậm miệng, để sau khi bỏ chân xuống, thay vì hơi thoát ra miệng bằng cách thở dồn dập hổn hển, thì hơi tụ lại trong bụng sẽ nhồi lên nhồi xuống bên trong bụng làm cho sự khí hóa như sinh hóa chuyển hóa chủ động biến thức ăn thành chất bổ dưỡng và loại bỏ nhanh cặn bã và độc tố ra ngoài…, nếu khi bỏ chân xuống mà mở miệng là bài tập này không có kết quả. Nếu tập nhiều bài này sẽ làm tăng áp huyết, săn chắc cơ ruột gây táo bón, nên có công dụng cầm tiêu chảy,và chữa bệnh tuyến tiền liệt, sinh dục, liệt dương

Còn bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sở dĩ có 4 cách thở tùy thuộc vào áp huyết cao hay thấp của bệnh nhân, và mục đích chữa bệnh, như thổi hơi ra bằng miệng làm hạ áp huyết, thở ra bằng mũi ngậm miệng để giữ không cho áp huyết xuống, hít vào làm tăng áp huyết….Nếu tập bài này nhiều làm hạ áp huyết,mền cơ ruột, mềm các khối u cứng tắc, chữa táo bón đi cầu ra phân nhão dễ dàng.

Công dụng của Bài Nạp Khí Trung Tiêu làm tăng khí sinh hóa và hấp thụ, bài Kéo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng làm tăng sự chuyển hóa và đào thải cặn bã. Những bài tập chính là những bài thuốc về khí có hình thức của khí âm khí dương, có hình thức bổ hay tả, để làm thay đổi cả khí lẫn huyết theo lý thuyết đông y, ý ở đâu khí ở đó, khí đến đâu huyết đến đó, tăng khí sẽ lảm tăng huyết, giảm khí sẽ làm giảm huyết và kết qủa khác biệt đó có thể đo bằng máy đo áp huyết trước và sau khi tập để so sánh được.

Thân

doducngoc

Trả lời :

Xin vui lòng đo áp huyết ở 2 cánh tay và ở 2 cổ chân, cho tôi biết kết qủa để chẩn bệnh ( lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp mạch đập) tôi sẽ hướng dẫn cách làm ổn định lại áp huyết sau.

1-Trước hết cần tập luyên khí công bằng bài hát one, two, three… đó là cách luyện hơi thở để tăng cường khí lực, luyện giọng nói, làm mền lưỡi, để dễ ăn dễ nuốt, kích thích tuyến hạch, làm ngưng chảy nước dãi, tăng dương khí, tỉnh thần trí và luyện trí nhớ…

2-Khi đã hát thuộc và quen, lồng vào các động tác để thần với khí hòa hợp thành một thói quen phản ứng phản xạ tự nhiên.

a-Tập đi : Mỗi bước đi theo tiến hát, mỗi bưóc là một chữ one, two, three… đi theo bước nhảy cha-cha-cha…

Đứng một chỗ,dang hai chân vừa phải, bắt đầu bước bằng chân khỏe, miệng nói lên, rồi buớc chân yếu lên sau cho bằng ngang với chân trước, miệng nói lên. Rồi chân khỏe lùi xuống về chỗ cũ, miệng nói xuống, chân yếu cũng lùi xuống theo, miệng cũng nói xuống.

Khi miệng nói lên, lên, rồi xuống, xuống. chân bước theo, tập nhiều lần, sẽ đi đứng nhẹ nhàng, thần kinh tự điều chỉnh giữ được thăng bằng cho cơ thể. Khi đã tập quen thì không nói lê lên, xưống xuống nữa, mà phải thay bằng câu hát one, teo, three..giúp cho bộ óc làm việc đồng bộ, lên đúng hát đúng nhịp. Sau quen nữa, bắt thần kinh phải nhớ thêm một động tác khác là vừa lên lên xuống xuống, vừa hát, vừa vổ tay ở những số lẻ, 1,3,5,7….

Rồi khó hơn nữa, bước lên hai nhịp là, lên, lên. rồi lên, lên nữa mới lùi xuống hai bước là xuống xuống, xuống xuống. Vẫn vừa hát vừa vổ tay.

Cao hơn một bậc nữa là cha-cha-cha 1 nhịp, hoặc 2 nhịp, nhưng hát hết một lần một bài one, two, three.. bắt đầu bước lên chân phải. thì hát lần thứ hai đổi chân, bước lên chân trái, lần thú ba lại đổi chân phải, rối lần thứ 4 đổi chân trái. Luyện cách này để tăng cường trí nhớ.

Sau đó bất kỳ mỗi bước đi di chuyển trong nhà hay ngoài đường đều phải đi theo nhịp hát one, two, three…

b-Phục hồi trí nhớ và kiến thức : Phóng to những mẩu tin tức hay thư từ bạn bè, hay những tin nhắn thành chữ to, hãy tập đọc như đọc báo, phát âm thành tiếng như tập đọc báo như một phátr ngôn viên đọc cho người khác nghe, chọn chủ đề khác nhau, hay cả gia đình tập hát chung những bài nào mình thích, như thế bệnh nhân sẽ hát hay nói hay suy nghĩ để diễn tả bằng lời nói dễ dàng.

c-Tập nằm ngửa, hai tay kéo đầu gối thở ra làm mềm bụng, để chữa thận, chữa tiêu hóa, cử động khớp tay chân. mỗi lần tập kéo 50 lần, ngày 3 lần.

d-Giống như tập cha-cha-cha, nhung lên lên một bậc cầu thang, xuống xuống một bậc cầu thang. 50-100 lần.

e-Hát và đi lên thang lầu, mổi bước mỗi bậc thang là một chữ one, two, three.. đi lên lầu, rồi đi xuống lầu, lên xuống nhiều lần.

Trong bệnh viện, tôi đã hướng dẫn một bệnh nhân tê liệt tập lên xuống thang lầu, vừa đi vừa hát one, two, three…từ lầu 1 lên đến lầu 10, một ngày 2 lần, rồi sau dẫn anh ra ngoài đường đi phố chơi khoàng 1km, bệnh viện thấy bệnh nhân đi đứng được bình thường nên cho xuất viện.

Những hướng dẫn đầu tiên hãy áp dụng trước một thời gian, mỗi ngày mỗi đo áp huyết cả hai chân hai tay, cho tôi biết kết qủa, những biến chứng hay nhựng gì cần thiết muốn hỏi tôi sẽ hướng dẫn thêm

Thân

doducngoc